ĐH quốc gia Hàn Quốc hạn chế nhận học sinh Việt, cơ hội có còn rộng mở?
Cựu diễn viên phim Family Ties đã gọi vợ chồng Hoàng tử Harry này là "khách du lịch thảm họa" khi những bức ảnh Công tước và Nữ công tước xứ Sussex đang phân phát thực phẩm, đồ dùng cho các nạn nhân bên ngoài Trung tâm Hội nghị Pasadena được lan truyền."Meghan và Harry cảm thấy bị xúc phạm khi có người nghĩ đây chỉ là cơ hội chụp ảnh", một nguồn tin riêng chia sẻ với Page Six.Cặp đôi hiện đang sống cách thành phố Los Angeles khoảng 145 km về phía bắc. Tuy nhiên, nguồn tin cho biết: "Meghan sinh ra và lớn lên ở Los Angeles nên đây luôn là nhà của cô ấy".Theo người trong cuộc, Meghan Markle (43 tuổi), "không phải là khách du lịch" và "cô ấy thực sự đau buồn trước những người đã mất và những người có nhà cửa bị phá hủy trong các vụ cháy kinh hoàng này".Bateman (58 tuổi) đã chỉ trích cặp đôi này trên X, cho rằng họ "chẳng hơn gì những kẻ đuổi theo xe cứu thương". Nữ diễn viên đăng lại đoạn clip ghi lại cảnh Harry và Markle giúp đỡ các nạn nhân tại một trung tâm hội nghị ở Pasadena, California vào cuối tuần qua.Bateman viết: "Họ thực hiện một 'bức ảnh' thật kinh tởm. Họ đang 'tham quan thiệt hại' sao? Họ có phải là chính trị gia không?", rồi kết luận: "Họ không sống ở đây, họ chỉ là khách du lịch. Khách du lịch thảm họa".Nhiều vụ cháy đã bùng phát ở Los Angeles vào tuần trước, lớn nhất trong số đó là vụ cháy Palisades và Eaton khiến hơn 150.000 người phải di dời và thiêu rụi nhà cửa trên diện tích 16.000 hecta.Hoàng tử Harry (40 tuổi) và vợ "đầu tư rất nhiều thời gian, nguồn lực, họ đã quyên góp tiền bạc và các vật dụng thiết yếu". Nguồn tin cho biết thêm: "Họ cũng dành nhiều thời gian cho hoạt động tình nguyện, thậm chí từ rất lâu trước khi giới truyền thông biết đến sự tham gia thiện nguyện của họ".Thứ tự đúng khi bôi các sản phẩm skincare buổi sáng giúp trẻ lâu
Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký quyết định phê chuẩn kết quả bầu chức vụ Chủ tịch UBND TP.HCM đối với ông Nguyễn Văn Được, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó bí thư Thành ủy TP.HCM.Thủ tướng cũng phê chuẩn kết quả miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch UBND TP.HCM đối với ông Phan Văn Mãi để nhận nhiệm vụ mới. Cả 2 quyết định trên được Thủ tướng ký ngày 28.2.Trước đó, ngày 20.2, tại kỳ họp lần thứ 21, HĐND TP.HCM bỏ phiếu bầu ông Nguyễn Văn Được, Phó bí thư Thành ủy TP.HCM giữ chức Chủ tịch UBND TP.HCM nhiệm kỳ 2021 - 2026 với 83/84 phiếu bầu.Ông Nguyễn Văn Được làm Chủ tịch UBND TP.HCM thay thế ông Phan Văn Mãi vừa được bầu làm Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế và Tài chính của Quốc hội từ ngày 18.2.Hiện Thường trực UBND TP.HCM gồm ông Nguyễn Văn Được (Chủ tịch) và 5 phó chủ tịch là các ông, bà: Dương Ngọc Hải (thường trực), Võ Văn Hoan, Nguyễn Văn Dũng, Bùi Xuân Cường và Trần Thị Diệu Thúy.Ông Nguyễn Văn Được, 57 tuổi, quê H.Bến Lức, tỉnh Long An, trình độ thạc sĩ địa chất học, cử nhân địa chất, cao cấp lý luận chính trị. Ông là cán bộ trưởng thành từ cơ sở trong lĩnh vực đất đai, từng giữ chức Giám đốc Sở TN-MT tỉnh Long An, Bí thư Huyện ủy Tân Thạnh, Phó chủ tịch UBND tỉnh Long An, Phó bí thư thường trực Tỉnh ủy Long An.Tại Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Long An lần thứ XI diễn ra tháng 10.2020, ông Được giữ chức Bí thư Tỉnh ủy, rồi được bầu vào Trung ương Đảng từ tháng 1.2021. Đến tháng 2.2025, Bộ Chính trị phân công ông Được giữ chức Phó bí thư Thành ủy TP.HCM.
Nhận định Premier League (2 giờ 15 ngày 12.5): Man City tận dụng sự thiếu ổn định của Wolverhampton
Ngày 9.3, nguồn tin Thanh Niên cho biết, Công an P.An Khánh (TP.Thủ Đức, TP.HCM) đang khẩn trương triệu tập 4 người có liên quan, làm rõ clip đang lan truyền trên mạng xã hội với nội dung người mặc đồ giống 1 doanh nhân trong vụ ẩu đả."Công an đã xác định được 3 người có liên quan trực tiếp tới vụ ẩu đả, trong đó có 1 người được cho là có phong cách ăn mặc giống với một doanh nhân nổi tiếng trong lĩnh vực cà phê. Công an đang tiến hành mời 3 người này đến trụ sở để làm rõ", nguồn tin cho hay.Công an xác định người còn lại là người đã quay đoạn clip và làm rõ mục đích đưa đoạn clip lên mạng xã hội.Cơ quan chức năng xác định vụ việc xảy ra vào chiều 8.3 tại một quán cà phê trên đường Trần Não (P.An Khánh, TP.Thủ Đức). Từ thông tin của các nhân viên quán cà phê và tài liệu thu thập được, bước đầu, công an xác định người trong đoạn clip không phải là doanh nhân nổi tiếng trong lĩnh vực cà phê.Cũng theo nguồn tin, chiều 8.3, nhóm 3 người nói trên đến quán cà phê trên đường Trần Não. Trong lúc nói chuyện thì 2 người xảy ra cãi nhau rồi xô xát, người đàn ông còn lại thì can ngăn. Ít phút sau, nhóm này bỏ đi, vụ việc không được trình báo công an khu vực.Trước đó, tối 8.3, mạng xã hội lan truyền đoạn clip dài khoảng 16 giây ghi lại vụ ẩu đả trong quán cà phê, giữa một người đàn ông ăn mặc giống hệt phong cách doanh nhân nổi tiếng trong lĩnh vực cà phê với một người đàn ông khác.Cả 2 chửi tục, có sử dụng ly và dụng cụ khác để tấn công nhau. Một người đàn ông khác thì cố can ngăn nhưng bất thành. Một số người trong quán cà phê khiếp sợ bỏ đi.Vụ việc đang được công an tiếp tục làm rõ.
Theo báo cáo e-Conomy SEA 2024 của Google, Temasek và Bain & Company, thanh toán kỹ thuật số của Việt Nam ghi nhận tổng giá trị giao dịch (GTV) ấn tượng, tăng từ 126 tỉ USD vào năm 2023 lên 149 tỉ USD vào năm 2024. Cùng với tăng trưởng của thanh toán số, hành vi thanh toán của người dùng cũng thay đổi, không chỉ đơn giản là chuyển dịch từ tiền mặt sang không tiền mặt, mà ngay trong phạm vi không tiền mặt, những hình thức thanh toán mới đang lan tỏa rộng rãi trong khi thanh toán điện tử truyền thống dần thu hẹp. Trong báo cáo thanh toán năm 2024, nền tảng thanh toán Payoo cũng ghi nhận những điểm thú vị về hoạt động thanh toán không tiền mặt, từ hình thức, phương thức thanh toán được ưa chuộng đến bức tranh tiêu dùng của người Việt trong năm qua.Năm 2024 chứng kiến sự chuyển mình mạnh mẽ trong hành vi thanh toán của người tiêu dùng. Vượt trên các phương thức thanh toán khác, thanh toán QR và thanh toán công nghệ NFC đã trở thành những "người dẫn đường" trong hành trình số hóa của nền kinh tế.Thanh toán QR, với tốc độ tăng trưởng trung bình từ 8 - 10% mỗi tháng, nay không chỉ phổ biến khi mua sắm tại cửa hàng tiện lợi hay thanh toán bữa ăn mà còn mở rộng sang các lĩnh vực như điện máy, nội thất, trang sức và thậm chí cả đầu tư tài chính. Thống kê từ Payoo cho thấy một dữ liệu đáng chú ý, giá trị giao dịch trung bình của thanh toán QR đã tăng 20% so với năm 2023. Điều này phản ánh một sự thay đổi lớn: QR không còn bị xem là giải pháp thanh toán cho những giao dịch giá trị nhỏ mà đã được công nhận như một phương thức đáng tin cậy và linh hoạt trong những giao dịch có giá trị cao. Bên cạnh QR, 2024 còn là năm của thanh toán không tiếp xúc qua NFC. Trong khi thanh toán không chạm tăng trưởng khá ổn với mức tăng trung bình khoảng 6% mỗi tháng thì hình thức thanh toán truyền thống (quẹt/chèn chip) lại giảm 2 - 3% mỗi tháng. Đóng góp không nhỏ vào sự quen thuộc của hình thức thanh toán không tiếp xúc nhờ các chương trình khuyến mại của các ngân hàng, tổ chức thẻ, trong đó có chương trình của Napas, Mastercard và Payoo phối hợp triển khai tại hơn 6.000 cửa hàng thuộc gần 40 thương hiệu trên toàn quốc.Một điều thú vị là trong thanh toán không tiếp xúc, phương thức thanh toán tích hợp thẻ vào thiết bị di động của hãng Apple (gọi là Apple Pay) đang trở thành một xu hướng dẫn đầu. Với tốc độ tăng trưởng ấn tượng, trung bình trên 15% mỗi tháng, Apple Pay đang là một lựa chọn ưu tiên của người tiêu dùng, đặc biệt trong bối cảnh nhu cầu thanh toán nhanh chóng, an toàn và tiện lợi ngày càng gia tăng. Trước xu hướng này, các ngân hàng đang đẩy mạnh chiến lược khai thác Apple Pay để đáp ứng nhu cầu của khách hàng, đồng thời tạo ra lợi thế cạnh tranh trên thị trường. Năm 2024, có sự chuyển dịch đáng kể về tỷ trọng thanh toán trên tổng các ngành nghề, địa phương, từ 60% trực tuyến - 40% thanh toán tại điểm (năm 2023) đến 65% trực tuyến - 35% thanh toán tại điểm trong năm nay. Với phương thức thanh toán tại điểm, bên cạnh Hà Nội và TP.HCM là hai địa phương dẫn đầu về tăng trưởng thanh toán không tiền mặt, thì năm 2024 đã chứng kiến sự bứt phá đáng chú ý từ các tỉnh thành khác. Khi phân tách dữ liệu theo đơn vị hành chính, Payoo nhận thấy nhiều địa phương đã ghi nhận mức tăng trưởng giao dịch thanh toán điện tử trên 7% mỗi tháng, chẳng hạn như Đà Nẵng, Hải Phòng, Bắc Ninh, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An, Kiên Giang, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc… Sự phát triển này cho thấy hiệu quả của các chương trình chuyển đổi số thanh toán từ khối dịch vụ công đến khối tư nhân đang được các bộ ban ngành, chính quyền địa phương và các ngân hàng, trung gian thanh toán nỗ lực triển khai suốt thời gian qua.Năm 2024 là năm có khá nhiều thay đổi về các yêu cầu pháp lý liên quan đến hoạt động thanh toán không tiền mặt cũng như tăng cường bảo mật cho khách hàng. Các chính sách và quy định mới được ban hành không chỉ nhằm nâng cao tính bảo mật mà còn tạo sự thuận tiện tối đa cho người dân khi tham gia giao dịch tài chính. Những nỗ lực này là nền tảng quan trọng để thúc đẩy niềm tin của người dân vào hệ thống tài chính số, đồng thời bảo vệ quyền lợi của họ trước những rủi ro ngày càng phức tạp từ tội phạm công nghệ. Cụ thể, theo quy định của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), từ ngày 1.7.2024, yêu cầu xác thực khuôn mặt với các giao dịch chuyển khoản vượt quá 10 triệu đồng/lần hoặc 20 triệu đồng/ngày. Quy định này không chỉ đảm bảo tính an toàn cho giao dịch mà còn giúp ngăn chặn các hành vi gian lận tài chính. Tiếp đó, Thông tư 50/2024/TT-NHNN do NHNN ban hành vào ngày 31.10.2024 quy định chi tiết về các cấp độ xác thực trong giao dịch trực tuyến. Với giao dịch có giá trị dưới 5 triệu đồng, người dùng chỉ cần xác thực mã PIN hoặc mã khóa bí mật. Tuy nhiên, với những giao dịch có tổng giá trị lớn hơn 5 triệu và không quá 100 triệu đồng, các phương thức xác thực mạnh hơn như OTP qua SMS, Soft OTP, hoặc xác thực hai kênh sẽ được áp dụng. Ngoài ra, Thông tư 40/2024/TT-NHNN yêu cầu các đơn vị trung gian thanh toán tuyên truyền khách hàng cập nhật thông tin căn cước công dân và xác thực sinh trắc học trước 1.1.2025. Quy định này hướng đến việc đảm bảo tính chính chủ của tài khoản ngân hàng và ví điện tử, đồng thời nâng cao khả năng phòng chống gian lận, bảo vệ tài sản của người dân.Payoo ghi nhận và đánh giá cao những nỗ lực của Chính phủ trong việc không ngừng đổi mới và nhanh chóng đưa ra các chính sách phù hợp với bối cảnh thực tế. Sự nhạy bén này không chỉ giúp bảo vệ tài khoản ngân hàng và ví điện tử của người dân mà còn góp phần quan trọng vào việc xây dựng một hệ sinh thái tài chính an toàn, minh bạch và bền vững.
Nhận định West Brom vs Liverpool (22 giờ 30 ngày 16.5): ‘Đoàn quân đỏ’ phải thắng bằng mọi giá
Vào thời điểm này, những vườn sầu riêng chín sớm ở miền Tây đã bắt đầu thu hoạch. Nhiều nhà vườn ở Tiền Giang, Bến Tre vui mừng khi giá mua trái cây đã tăng mạnh so với tháng trước. Thương lái thu mua tại vườn giống Ri6 mức 80.000 đồng/kg, tăng khoảng 20.000 đồng/kg so với cuối tháng trước; trong khi đó sầu riêng giống Thái dao động từ 120.000 - 150.000 đồng/kg tùy loại, tăng trung bình 50.000 đồng/kg. Một số doanh nghiệp cho biết, thị trường Trung Quốc đã "ăn hàng" trở lại nên hoạt động xuất khẩu có phần thuận lợi hơn nhờ vậy mà giá tăng. Tuy nhiên, hiện nay hoạt động xuất khẩu vẫn còn rất khó khăn vì phải có giấy kiểm nghiệm sản phẩm không còn tồn dư chất vàng O và cadimi; do vậy, việc thu mua xử lý sau thu hoạch cũng phải chọn lọc và tuân thủ đúng quy định. Theo ông Nguyễn Văn Mười, Phó tổng thư ký Hiệp hội rau quả Việt Nam: Hoạt động xuất khẩu sầu riêng của chúng ta đã khởi sắc trở lại đúng vào thời điểm bà con nhà vườn miền Tây chuẩn bị bước vào vụ thu hoạch sầu riêng chính vụ. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp vẫn còn phập phồng vì quy định kiểm nghiệm chất vàng O và cadimi vì trước đây ngành sầu riêng thế giới đều sử dụng chất vàng O trong việc xử lý sau thu hoạch. Nhưng từ khi các nhà khoa học phát hiện những tác hại của nó thì thế giới chưa có sản phẩm an toàn hơn để thay thế. Cuối tháng 2 vừa qua, tại Chanthaburi (Thái Lan) diễn ra chuỗi sự kiện hội thảo triển lãm về sầu riêng Asean - Trung Quốc, các nước đều có chung mối lo lắng về việc chưa tìm được kỹ thuật, hóa chất nào tốt hơn trong việc xử lý và bảo quản sầu riêng sau thu hoạch. Đây vẫn là mối lo chung của ngành sầu riêng thế giới.